Đang tải...

NƠI CHỤP BỨC ẢNH " FALL OF SAIGON "


Trên hành trình tìm đến Nhà, Nhà và bạn còn dừng chân ngắm nhìn nơi chụp bức ảnh nổi tiếng về một trong những chiếc trực thăng cuối cùng của Mỹ rời khỏi Việt Nam - “Fall of SaiGon” của nhiếp ảnh gia người Hà Lan Hubert van Es. Bức ảnh mô tả một nhóm người cố gắng lêo lên chiếc trực thăng để di tản trên sân thượng một toà nhà được chụp tại số 22 Gia Long (nay là đường Lý Tự Trọng, Q1).


Nhầm lẫn lịch sử.

Trong suốt hơn 48 năm kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, mỗi khi đề cập đến những ngày cuối tháng 4.1975 tại Sài Gòn, báo chí quốc tế thường sử dụng tấm hình một chiếc trực thăng đậu trên nóc nhà với rất đông người đang cố gắng leo lên để di tản - đây là một trong những tấm ảnh nổi tiếng nhất về những ngày cuối cùng của Sài Gòn dưới chế độ cũ, cũng là một trong những tấm ảnh nổi tiếng nhất về cuộc chiến tranh khốc liệt tại Việt Nam và những cuộc di tản trong giai đoạn cuối của cuộc chiến.

Tác giả tấm ảnh đó là Hubert van Es, người Hà Lan, hồi đó làm cho hãng UPI. Khi chú thích hình, báo chí thường viết rằng chiếc trực thăng “đậu trên nóc tòa đại sứ Mỹ” ở Sài Gòn. Nhưng sự thật không phải thế, theo như tiết lộ của chính Hubert van Es trong bài viết Ba mươi năm qua ống kính 300 mm trên tờ The New York Times vào ngày 29.4.2005, đúng 30 năm sau khi ông chụp tấm hình đó. Ông viết:  “Cách đây 30 năm, tôi đã rất may mắn khi chụp được tấm hình có lẽ nổi tiếng nhất về sự sụp đổ của Sài Gòn – các bạn biết về nó, tấm hình luôn được ghi chú là chụp cảnh một chiếc trực thăng đang tìm cách sơ tán người từ trên nóc của Đại sứ quán Mỹ. Ồ, cũng giống như rất nhiều thứ về chiến tranh Việt Nam, sự thật không giống như những gì người ta nói. Trên thực tế, tòa nhà trong ảnh không phải là Đại sứ quán Mỹ; chiếc trực thăng đó thực ra đang đậu trên một căn chung cư ở trung tâm Sài Gòn, nơi các quan chức cấp cao CIA ở”. Theo chú thích của tác giả thì tòa nhà nơi chiếc trực thăng đậu nằm ở số 22 đường Gia Long, Sài Gòn (nay là đường Lý Tự Trọng, quận 1, TP.HCM).


Khoảnh khắc quý giá.

Cũng trong bài viết trên, tác giả cho hay hôm đó là ngày thứ ba, 29.4.1975, và ở Sài Gòn đang râm ran tin đồn là sẽ diễn ra cuộc sơ tán cuối cùng. Van Es nhận được chỉ dẫn từ cấp trên về nơi tập kết để được đưa đi trước khi quân Giải phóng tiến vào. Trên các đường phố, những chiếc xe buýt len chặt người chen nhau chạy về hướng sân bay Tân Sơn Nhất. Nhưng bất chấp hiểm nguy có thể đến với mình, Van Es và một số đồng nghiệp tại hãng tin UPI đã quyết định ở lại càng lâu càng tốt vì tất cả đều muốn chứng kiến cuộc chiến kết thúc.

Đến khi trở về nơi làm việc để xử lý các tấm hình vừa chụp, khoảnh khắc mà Van Es gọi là “may mắn” đã tới. Ông viết: “Lúc đó khoảng 2 giờ 30 chiều và tôi đang ngồi trong phòng tối, chợt nghe tiếng Bert Okuley gọi vọng vào: Van Es, ra đây xem, có một chiếc trực thăng trên nóc nhà! Tôi chộp lấy máy ảnh và ống kính dài nhất còn lại trong phòng - đó chỉ là một ống 300 mm, nhưng không còn cách nào khác - rồi lao vội ra ban công. Nhìn về hướng chung cư Pittman, tôi thấy khoảng 20 đến 30 người trên nóc nhà đang leo lên chiếc trực thăng Huey của hãng Air America. Phía trên chiếc thang có một người Mỹ mặc thường phục đang kéo từng người lên rồi đẩy vào bên trong. Tất nhiên là không phải tất cả số người trên đó đều có thể lên máy bay được, và máy bay đã cất cánh với khoảng 12 hay 14 người bên trong (loại máy bay này vốn được thiết kế chở tối đa 8 người). Số còn lại đợi trên nóc nhà hàng tiếng đồng hồ, mong có máy bay khác tới. Nhưng vô vọng. Sau khi chụp khoảng 10 khung hình, tôi trở về phòng tối và xử lý phim, kịp có hình trước 5 giờ chiều để gửi sang Tokyo từ văn phòng điện tín Sài Gòn. Hồi đó, hình ảnh được chuyển qua sóng radio... Mất 12 phút để truyền một tấm hình đen trắng cỡ 5x7 inch với chú thích ngắn”.


Ngắm nhìn ký ức còn lại trên nóc toà nhà 22 Lý Tự Trọng từ Nhà.

The last helicopter – nơi một trong những chiếc trực thăng cuối cùng rời khỏi Việt Nam 29.04.1975,

Ít ai biết rằng phía trên lối hành lang vào Nhà và sau chiếc quầy pha chế đang hiện hữu một góc nhìn về quá khứ, nơi người phóng viên Hà Lan - Hubert Van Es đã ghi lại hình ảnh chiếc trực thăng đậu chênh vênh trên một nóc nhà nhỏ (số 22 Gia Long nay là toà nhà 22 Lý Tự Trọng – góc phải hình) trước khi đón dòng người di tản khỏi Việt Nam,

Nơi đã từng là ranh giới thành bại, và rồi 48 năm trôi qua, quá khứ dù có huy hoàng hay vụt tắt với ai đi chăng nữa thì chỉ mong hạnh phúc của hiện tại là sự xoa dịu cho những quá khứ đau thương,

177373508_290995779410942_8681937825286895505_n

Thực hiện: Quốc Hải | Theo: Hubert van Es và tấm ảnh cuộc đời - Báo Thanh Niên | Ảnh: Hà Hiển


Các điểm đến