Đang tải...

BÓT CATINAT

Bot Catinat là nơi trứ danh mà bất kỳ người Sài Gòn nào trải qua thời chiến cũng ít nhất một lần được nhắc tới. Nơi đây từng là “Sở mật thám Nam kỳ” (1917), vì nằm trên đường Catinat kế bên nhà thờ Đức Bà nên người ta gọi là “ bót Catinat”. Công trình này làm nơi bắt giữ, tra khảo những người yêu nước như Tôn Đức Thắng, Pham Văn Đồng, Lê Hồng Phong,.. và được ví như “ kế bên thiên đàng có địa ngục”. Sau ngày 30/5/1975, Uỷ ban quân quản thành phố tiếp quản khu nhà này và đặt trụ sở Sở Văn hoá và Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh.

Qua những giai đoạn

Những năm tháng đất nước chìm đắm trong đêm đen nô lệ, nơi đây là “Sở mật thám Nam kỳ” ( 1917) mọi người quen gọi “ bót Catinat”. Công trình này từng làm nơi bắt giữ, tra khảo những người yêu nước như Tôn Đức Thắng, Pham Văn Đồng, Trần Huy Liệu, Nguyễn Duy Trinh, Trần Phúc, Lý Tự Trọng, Ngô Gia Tự, Hà Huy Giáp, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai,…và bao chiến sĩ cộng sản. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, cờ đỏ sao vàng phất phới trên Bot Catinat (26/8/1945 – 23/9/1945) trụ sở Quốc gia tự vệ cuộc Sài Gòn Chợ Lớn được đặt tại đây. Nhưng rồi sau đó, bót Catinat trở lại là nơi giam cầm, tra tấn những người kháng chiến. Những năm 1955 – 1975, nơi đây là trụ sở Bội Nội vụ của nguỵ quyền Sài Gòn. Sau này 30/5/1975, Uỷ ban quân quản thành phố tiếp quản khu nhà này và đặt trụ sở Sở Văn hoá và Thông tin Thành phố Hồ Chí Mình. Mãi mãi ghi dấu nơi đây ý chí kiên trung bất khuất của bao lớp người đã hy sinh vì độc lập – tự do Tổ quốc.

“Kế bên thiên đàng có địa ngục”

Bót Catinat có căn hầm sâu dưới mặt đất, các xà lim lớn, nhỏ nơi mật thám Pháp giam giữ nhiều tù nhân chính trị. Nơi đây khét tiếng ác ôn, người bị tình nghi, khi bị bắt đều bị đưa vào đó để tra tấn, khai thác làm biên bản rồi giải qua Khám Lớn. Do nằm kế bên nhà thờ Ðức Bà nên người dân Sài Gòn gọi châm biếm: “Kế bên thiên đàng có địa ngục”.

Nhà văn quá cố, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng viết trong hồi ký: “Ông trời ở Catinat vuông vức, vì tù nhân ngó lên trên chỉ thấy một khoảng mây xanh vuông. Trời càng trưa, trong khám càng nóng dữ dội. Hơi nóng từ sân xi măng bốc lên hừng hực, 400 con người nép sát vào tường, tìm một miếng bóng mát mỏng manh, ba culoa đen nghẹt. Từ trong hai phòng công cộng 7 và 12, hơi người nồng gắt dội ra. Người ta nằm sấp như cá mòi trong đó, mồ hôi tuôn ra như tắm.

Trời nắng cũng khổ mà trời mưa càng khổ hơn nữa. Sân khám không có nóc, mỗi lần mưa là tù nhân ướt như chuột. Nhất là ban đêm, khi mưa xuống ai cũng ngồi chụm đầu vào nhau mà chịu trận.

Những người khỏe mạnh thì gắng chịu đựng. Nhiều anh chị em còn đang thời kỳ lấy khẩu cung, mình mẩy thương tích lở lói, phải sống vất vả như vậy nên không hôm nào là không có người chết. Thực dân Pháp đã biến bót Catinat thành một lò sát sanh, nơi mà mạng sống con người bị coi như cỏ rác.

Hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình thì tả: “Bót nằm ngay ở đầu đường Catinat, con đường sang trọng nhất Sài Gòn, có nhiều cửa hàng cao cấp, những khách sạn lớn nhất. Ngay trước mặt là nhà thờ Đức Bà, lớn và đẹp nhất của thành phố. Không hiểu thực dân Pháp, chính xác hơn là mật thám Pháp nghĩ gì khi đặt bót Catinat ở đây? Trong đêm khuya, từ những phòng biệt giam, phòng tra tấn, sau những trận đòn dã man khủng khiếp của kẻ thù, lại nghe văng vẳng bên tai tiếng chuông nhà thờ Đức Bà, như muốn làm dịu bớt nỗi đau của chúng tôi! Thật mỉa mai thay!” […].

Các điểm đến